Suy dinh dưỡng – 8 Nguyên nhân và cách bổ sung dinh dưỡng

Hiện nay tình trạng suy dinh dưỡng đang xảy ra phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Vậy nguyên nhân suy dinh dưỡng là gì? Và cách bổ sung và phương pháp điều trị ra sao? Mời bạn cùng sữa hạt dinh dưỡng tìm hiểu 8 nguyên nhân về suy dinh dưỡng qua bài viết dưới đây:

Suy dinh dưỡng là tình trạng bao gồm thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng. Những người thiếu dinh dưỡng có thể bị sụt cân, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng hoặc bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Mặt khác, thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến thừa cân, béo phì và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Cả hai loại đều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Khái niệm suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi chế độ ăn uống của bạn không có đủ chất dinh dưỡng. Nói cách khác, đó là sự thiếu hụt hoặc tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi chế độ ăn uống của bạn
Suy dinh dưỡng là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi chế độ ăn uống của bạn

Các loại suy dinh dưỡng bao gồm:

  • Thiếu dinh dưỡng (Undernutrition): Loại suy dinh dưỡng này là kết quả của việc cơ thể không nhận đủ protein, calo hoặc vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó dẫn đến các tình trạng cân nặng so với chiều cao thấp (gầy còm), chiều cao thấp theo tuổi (thấp còi) và nhẹ cân so với tuổi (nhẹ cân).
  • Thừa dinh dưỡng (Overnutrition): Tiêu thụ quá nhiều một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, calo hoặc chất béo cũng có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này thường dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.

Nhìn chung, những người thiếu dinh dưỡng thường có xu hướng thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin A và i ốt. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cũng có thể xảy ra khi bạn bị suy dinh dưỡng.

Đối với tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể xảy ra do cơ thể tiêu thụ quá nhiều calo nhưng không nhận đủ vitamin và khoáng chất cùng một lúc. Thực phẩm cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng thừa dinh dưỡng. Chẳng hạn như các thực phẩm chiên rán và nhiều đường, có xu hướng chứa nhiều calo và chất béo nhưng lại ít các chất dinh dưỡng cần thiết khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng sẽ tùy thuộc vào từng loại suy dinh dưỡng khác nhau. Việc phát hiện ra những ảnh hưởng của suy dinh dưỡng có thể giúp bạn sớm xác định được phương pháp điều trị phù hợp dành cho mình.

Dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng
Dấu hiệu và triệu chứng của suy dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng

Thường là kết quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn. Điều này có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Giảm cân
  • Giảm mỡ và khối lượng cơ
  • Má hóp và mắt trũng
  • Bụng sưng to
  • Tóc và da khô
  • Chậm lành vết thương
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung
  • Dễ cáu gắt
  • Trầm cảm và lo âu

Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) là tình trạng cơ thể thiếu protein trầm trọng, dẫn đến tích nước và làm phình bụng. Trong khi đó, suy dinh dưỡng thể teo đét (marasmus) xảy ra do cơ thể thiếu hụt calo nghiêm trọng, dẫn đến gầy. Kèm theo sự mất đi một lượng đáng kể chất béo và cơ bắp.

Ngoài ra, thiếu dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng. Một số sự thiếu hụt phổ biến nhất và các triệu chứng đi kèm của chúng thường bao gồm:

  • Vitamin A: Gây khô mắt, quáng gà và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Sắt: Làm suy giảm chức năng não, gây ra các vấn đề về điều hòa thân nhiệt và các vấn đề về dạ dày
  • Kẽm: Dẫn đến chán ăn, còi cọc, chậm lành vết thương, rụng tóc, hoặc tiêu chảy
  • Iốt: Khiến tuyến giáp (goiters) bị mở rộng, giảm sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra các vấn đề về tăng trưởng và phát triển

Thực chất, thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và sức khỏe của bạn, thậm chí nó còn làm tăng nguy cơ tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Người ta đã ước tính rằng, tình trạng thấp còi, gầy còm, thiếu kẽm và vitamin A đã gây ra khoảng 45% tổng số ca tử vong ở trẻ em trong năm 2011.

Thiếu dinh dưỡng có thể khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, trầm cảm, lo âu
Thiếu dinh dưỡng có thể khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, trầm cảm, lo âu

Thừa dinh dưỡng (bội dinh dưỡng)

Các dấu hiệu chính của thừa dinh dưỡng là tình trạng thừa cân và béo phì, nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng.

Nghiên cứu đã cho thấy, những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng hấp thụ không đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời lượng vitamin và khoáng chất trong máu của họ cũng thấp hơn so với những người có cân nặng bình thường.

Một nghiên cứu khác được thực hiện ở những người có độ tuổi thanh thiếu niên cũng đã cho thấy, nồng độ vitamin A và E trong máu ở những người béo phì thấp hơn từ 2–10% so với những người tham gia có cân nặng bình thường.

Điều này là do thừa cân và béo phì có thể là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Bởi chúng có chứa hàm lượng calo cao và nhiều chất béo nhưng lại rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể.

Cũng trong một cuộc nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, những người ăn thức ăn nhanh thường hấp thụ rất ít lượng vitamin A và C. Trong khi đó lại tiêu thụ đáng kể một lượng lớn calo, chất béo và natri hơn so với những người kiêng các loại thực phẩm này.

Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng

Các triệu chứng của suy dinh dưỡng sẽ được đánh giá thông qua các bài kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện hoặc phòng khám.

Các công cụ chính được sử dụng để xác định suy dinh dưỡng thường bao gồm biểu đồ giảm cân và chỉ số khối cơ thể (BMI)xét nghiệm máu để biết tình trạng vi chất dinh dưỡng và khám sức khỏe tổng quát.

Nếu bạn có tiền sử giảm cân và có các triệu chứng khác liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm bổ sung để xác định tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.

Mặt khác, việc xác định sự thiếu hụt chất dinh dưỡng do thừa dinh dưỡng có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, và chủ yếu ăn các thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh, cơ thể bạn có thể sẽ không nhận đủ vitamin hoặc khoáng chất cần thiết. Để tìm hiểu xem bạn có đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hay không, hãy trao đổi với bác sĩ về thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.

Các triệu chứng của suy dinh dưỡng sẽ được đánh giá thông qua các bài kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện hoặc phòng khám
Các triệu chứng của suy dinh dưỡng sẽ được đánh giá thông qua các bài kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện hoặc phòng khám

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tật và các tình trạng sức khỏe mãn tính khác.

Ảnh hưởng lâu dài của tình trạng thiếu dinh dưỡng thường bao gồm nguy cơ cao mắc béo phì, bệnh tim và bệnh tiểu đường. Trong một cuộc nghiên cứu ở một số trẻ vị thành niên đã cho thấy, những bé trai bị còi cọc do suy dinh dưỡng sớm trong cuộc đời sẽ tăng thêm 5% khối lượng chất béo trong vòng 3 năm so với các bạn không bị thấp còi. Ngoài ra, có khoảng 21% thanh thiếu niên thấp còi có tình trạng huyết áp cao hơn so với những thanh thiếu niên khỏe mạnh khác.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời thơ ấu có thể gây ra những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính sau này.

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe

Bên cạnh đó, trẻ em thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với những trẻ khác. Cụ thể, qua một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy, những trẻ em bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn gấp 4 lần so với những trẻ có chỉ số BMI bình thường

Do ảnh hưởng lâu dài của suy dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, vì vậy việc ngăn ngừa và điều trị suy dinh dưỡng sớm có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc các nguy cơ này.

8 Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con

Cụ thể: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít bữa trong ngày, kiêng khem quá mức khi trẻ bị bệnh.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn

Cha mẹ cho bé ăn bổ sung sớm hoặc muộn quá, thành phần thức ăn không đảm bảo chất lượng. Cho bé ăn bổ sung sớm dẫn tới trẻ ít bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ.

Ngoài ra còn khiến trẻ dễ bị dị ứng vì chưa tiêu hóa được các protein có trong thức ăn. Cho trẻ ăn bổ sung quá muộn khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng do từ 06 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Cai sữa sớm

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo, cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Tốt nhất là cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Các mẹ chú ý không được cai sữa cho bé khi chưa cho bé ăn bổ sung, khi trẻ bị ốm hay vào ngày hè nóng bức.

Trẻ bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột (giun, sán,…)

Khi trẻ bị bệnh thường biếng ăn. Các kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

Trẻ ốm đau kéo dài

Chủ yếu do mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, do biến chứng của các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

Do thể tạng dị tật

Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

Trẻ biếng ăn

– Chế biến thức ăn không hợp lứa tuổi và khẩu vị của trẻ.
– Chăm sóc trẻ không phù hợp, gây căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý.

Nguyên nhân khác

– Dịch vụ chăm sóc y tế kém.
– Tập quán lạc hậu trong nuôi dưỡng.
– Chăm sóc kém khoa học.

Để tránh suy dinh dưỡng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần

Biện pháp suy dinh dưỡng ở trẻ
Biện pháp suy dinh dưỡng ở trẻ

– Chǎm sóc ǎn uống cho phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.
– Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
– Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.
– Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
– Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.

– Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.
– Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
– Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.

Nên mua Ngũ cốc dinh dưỡng tốt Ở đâu? Giá rẻ mà đảm bảo Uy tín – Chất lượng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm các loại ngũ cốc dinh dưỡng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vậy bạn đã biết địa chỉ mua sữa hạt dinh dưỡng giá rẻ và đảm bảo chất lượng nhất ở đâu chưa?

OTIS mang đến cho bạn sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng và bột ngũ cốc thảo dược được chiết xuất từ ngũ cốc nguyên chất, tự nhiên. Chúng tôi mang đến cho khách hàng sản phẩm sữa hạt không đường tốt nhất và giá rẻ nhất thị trường. Sản phẩm của chúng tôi cam kết về chất lượng và được kiểm định và cấp phép sử dụng.

các-loại-sữa-hạt
Sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng và bột ngũ cốc thảo dược

Nhanh tay liên hệ ngay cho OTIS để được tư vấn thêm về sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng tốt nhất nhé:

Để liên hệ tư vấn và đặt hàng, vui lòng gọi đến : 0979.099.888

Hoặc truy cập Website:  www.suahatdinhduong.vn

Hoặc Fanpage herbalpowdermeli để được tư vấn MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OTIS

Địa chỉ: T4-7A, Lê Đức Thọ, P. Mai Dịch, Q. Cầu giấy, TP. Hà Nội.

Trả lời