Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa… Cùng sữa hạt dinh dưỡng tìm hiểu nguyên nhân và 2 dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng các mẹ nhé!
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), suy dinh dưỡng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Có đến 45% trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do suy dinh dưỡng gây ra. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng và làm thế nào để phòng tránh tình trạng này?
Mục lục
- Suy dinh dưỡng trẻ em là gì?
- Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ?
- 2 Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng trẻ em
- Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?
- Chế độ ăn dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng
- Phục hồi suy dinh dưỡng nặng
- PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở CỘNG ĐỒNG
- Nên mua Ngũ cốc dinh dưỡng tốt Ở đâu? Giá rẻ mà đảm bảo Uy tín – Chất lượng.
Suy dinh dưỡng trẻ em là gì?
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt về protein – năng lượng và các vi chất dinh dưỡng gây ra do giảm tiêu thụ thực phẩm hoặc do bệnh tật. Có 2 loại suy dinh dưỡng chính, bao gồm:
- Suy dinh dưỡng protein – năng lượng (PEM).
- Thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất).
Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ?
Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể gây ra bởi một hoặc đồng thời các nguyên nhân sau:
- Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.
- Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của bé kém.
- Cai sữa mẹ sớm, cho ăn dặm không phù hợp thường không nhận được đầy đủ dưỡng chất.
- Tâm lý sợ hãi do phụ huynh ép ăn khiến cho bé bị biếng ăn.
2 Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng trẻ em
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao của trẻ sơ sinh khỏe mạnh sẽ rơi vào khoảng 50cm. Trong 3 tháng đầu, trẻ thường tăng thêm khoảng 3cm/tháng và ở các tháng tiếp theo, trẻ sẽ tăng thêm 2cm/tháng.
Dấu hiệu đặc trưng dễ nhận thấy của thể suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao. Trẻ được đánh giá là suy dinh dưỡng nếu chỉ đạt dưới 90% mức tiêu chuẩn.
Dấu hiệu suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là khi cân nặng của trẻ đạt dưới 90% so với mức cân nặng tiêu chuẩn theo độ tuổi. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân được chia làm 3 cấp độ:
– Cấp độ 1: Cân nặng của trẻ đạt 90% so với cân nặng tiêu chuẩn ở độ tuổi của mình.
– Cấp độ 2: Cân nặng của trẻ đạt 75% so với cân nặng tiêu chuẩn ở độ tuổi của mình.
– Cấp độ 3: Cân nặng của trẻ đạt 60% so với cân nặng tiêu chuẩn ở độ tuổi của mình
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể theo dõi tình trạng suy dinh dưỡng qua những biểu hiện như: Biếng ăn, ăn ít, cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng cân khó…
Dấu hiệu suy dinh dưỡng thể gầy còm
Dấu hiệu phổ biến nhất của suy dinh dưỡng thể gầy còm là trẻ chỉ đạt 60% so với mức cân nặng tiêu chuẩn đi kèm theo những triệu chứng như: Trẻ biếng ăn, xanh xao, khó thở, rối loạn tiêu hóa kéo dài… Đặc biệt, trong trường hợp trẻ có làn da nhăn nheo, nhiệt độ cơ thể giảm bất thường thì khả năng lớn trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.
Trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao?
Với thắc mắc trẻ bị suy dinh dưỡng phải làm sao, trước tiên, khi chăm sóc trẻ thì bố mẹ cần chú ý đến các điểm sau:
– Vệ sinh ăn uống
Bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Thức ăn sau khi nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ thì phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Bên cạnh đó, không cho trẻ ăn ở những nơi bụi bặm, đường xá hay công trường xây dựng vì đó có thể là nguồn lây nhiều bệnh như: Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…
– Vệ sinh cá nhân cho trẻ
Bên cạnh việc thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể cho trẻ, bố mẹ cũng cần xây dựng cho con thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn quá nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên nhắc nhở không cho trẻ mút tay hoặc quệt tay bẩn lên mặt, không đưa các đồ vật không sạch sẽ lên miệng để tránh các bệnh giun sán.
– Thường xuyên động viên, khích lệ trẻ
Chăm sóc tâm lý là biện pháp vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ. Bởi việc động viên, khích lệ sẽ tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, khiến trẻ ăn ngon miệng hơn. Ngược lại, nếu như bố mẹ quát mắng, dọa nạt, ép ăn sẽ tạo nên áp lực tâm lý, khiến trẻ ngày càng sợ ăn dẫn đến suy dinh dưỡng ngày càng nghiêm trọng.
– Đưa trẻ đi khám dinh dưỡng
Biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trang suy dinh dưỡng ở trẻ đó là đưa trẻ đi khám dinh dưỡng. Việc khám dinh dưỡng với các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bố mẹ có thể phát hiện sớm các bất thường liên quan đến dinh dưỡng của trẻ để từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp theo đúng lứa tuổi và tình trạng của bé, nhớ đó bé có thể phát triển khỏe mạnh nhất.
Chế độ ăn dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kén ăn, chính vì vậy, bố mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Có thể chia nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cho trẻ ăn một lượng thức ăn vừa đủ để đảm bảo trẻ được cung cấp năng lượng. Với trẻ từ 1 đến 2 tuổi ngoài bú sữa mẹ sẽ cần thêm khoảng 4 bữa/ngày. Trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần ăn từ 5 đến 6 bữa/ngày.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên lưu ý đến cách chế biến bữa ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ, các món ăn luôn phải có sự thay đổi đa dạng để tạo cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, bố mẹ cần cân bằng chế độ ăn uống bằng việc bổ sung thêm các chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, phụ huynh đã được giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề “Trẻ bị dinh dưỡng phải làm sao”. Lưu ý các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, tốt hơn hết, khi trẻ có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng, phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như phương hướng cải thiện phù hợp.
Phục hồi suy dinh dưỡng nặng
Điều trị các tình trạng cấp : Mất nước hay phù toàn thân, rối loạn điện giải, suy tim cấp, nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng…
Bổ sung các dưỡng chất quan trọng với liều điều trị : vitamin A, sắt, axit folic, đa sinh tố.
Dinh dưỡng điều trị tích cực : cho ăn càng sớm càng tốt và nhanh chóng nâng khẩu phần dinh dưỡng lên mức tối đa phù hợp với khả năng tiêu hoá hấp thu của trẻ, sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, các chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, nếu cần phải sử dụng thêm các loại men hỗ trợ tiêu hoá. Trong trường hợp rất nặng cần đặt vấn đề nuôi ăn bằng các phương tiện hỗ trợ như nuôi ăn qua sonde dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch một phần…
Chăm sóc trẻ bằng tình thương của mẹ
Phục hồi suy dinh dưỡng tại gia đình
Hướng dẫn bà mẹ cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ trong ngày, cách nấu thức ăn cho trẻ và khuyến khích trẻ ăn đủ cho nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.
- Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách :
- Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
- Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
- Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn
- Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng
- Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ lựa họn
- Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng
- Tái khám thường xuyên để theo dõi sức khoẻ và mức độ phục hồi dinh dưỡng của trẻ
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở CỘNG ĐỒNG
Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ : Vấn đề này không được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay ở các thành phố lớn. Tuy nhiên tại các vùng ngọai thành, vùng ven và nông thôn đây vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24 tháng : Sữa mẹ luôn là thức ăn đầu đời hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và là thức ăn tốt, đựoc trẻ chấp nhận trong giai đọan sau. Sữa mẹ, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn cung cấp các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý : Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 6 tháng tuổi. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo), không kiêng khem, và duy trì sữa mẹ trong thời gian dưới 2 tuổi. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
Vệ sinh an toàn thực phẩm : Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ, tránh
bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách, hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, nấu nướng thức ăn chín kỹ.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng : Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Ngừa và trị bệnh : Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không cần lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian, chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.
Nên mua Ngũ cốc dinh dưỡng tốt Ở đâu? Giá rẻ mà đảm bảo Uy tín – Chất lượng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm các loại ngũ cốc dinh dưỡng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vậy bạn đã biết địa chỉ mua sữa hạt dinh dưỡng giá rẻ và đảm bảo chất lượng nhất ở đâu chưa?
OTIS mang đến cho bạn sản phẩm sữa hạt dinh dưỡng và bột ngũ cốc thảo dược được chiết xuất từ ngũ cốc nguyên chất, tự nhiên. Chúng tôi mang đến cho khách hàng sản phẩm sữa hạt không đường tốt nhất và giá rẻ nhất thị trường. Sản phẩm của chúng tôi cam kết về chất lượng và được kiểm định và cấp phép sử dụng.
Nhanh tay liên hệ ngay cho OTIS để được tư vấn thêm về sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng tốt nhất nhé:
Để liên hệ tư vấn và đặt hàng, vui lòng gọi đến : 0979.099.888
Hoặc truy cập Website: www.suahatdinhduong.vn
Hoặc Fanpage herbalpowdermeli để được tư vấn MIỄN PHÍ
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ OTIS
Địa chỉ: T4-7A, Lê Đức Thọ, P. Mai Dịch, Q. Cầu giấy, TP. Hà Nội.