Ngũ cốc với sức khỏe

Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe và trí tuệ.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ vòng đời sẽ tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ, sự phòng chống hữu hiệu với đa số bệnh tật để có một thể lực khỏe mạnh, sức khỏe tốt, năng suất lao động cao và chất lượng cuộc sống tốt cho mọi lứa tuổi.

1f64a0763c47c7199e56

Đó là nhận định của TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng QG. Một bữa ăn đối với người trưởng thành nói chung cần có đủ các nhóm thực phẩm ở tỷ lệ cân đối như nhóm ngũ cốc, nhóm thực phẩm giàu đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, đường. Riêng với nhóm thực phẩm là ngũ cốc, hiện nay nhiều người sợ nhóm thực phẩm này vì cho rằng, nó là thủ phạm gây tiểu đường, béo phì. Ngay đối với trẻ em, các gia đình cũng hạn chế cho ăn ngũ cốc.

ngu coc nguyen hat rxmj

Theo TS.BS Đỗ Thị Phương Hà, thực chất ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Trong nhóm ngũ cốc thì gạo là lương thực phổ biến, được sử dụng nhiều nhất. Khi sử dụng gạo, không nên chọn gạo xay xát quá kỹ làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1, chất xơ…Nếu được, có thể ăn gạo lứt, loại gạo còn nguyên lớp cám gạo bên ngoài, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, không gây béo phì hay tăng đường huyết. Bên cạnh đó, nên ăn bổ sung nhiều loại ngũ cốc khác nhau như khoai lang, khoai tây, ngô …để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.

an kieng 5

Trái với thành thị, ở nông thôn Việt Nam, các gia đình vẫn có thói quen ăn nhiều cơm, do đó làm cho tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo. Theo các chuyên gia, năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-67 % ( tổng năng lượng khẩu phần và nên ăn đa dạng nhiều loại ngũ cốc), phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% , chất đạm 13-20%. Mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm. Đối với trẻ em đang độ tuổi đến trường, ngoài việc ăn đa dạng các loại ngũ cốc, nên ăn tăng rau củ, giảm thói quen dùng đồ ăn nhanh, giảm thói quen ăn đồ ngọt để phòng chống béo phì. Béo phì trẻ em có nguy cơ béo phì khi trưởng thành và rất khó điều trị.

5755071b545dbd03e44c

 

Trả lời